Contact
Month 03,  04/2023

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI KHU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CNC CỦA VIETTEL

  • Với mục tiêu nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao góp phần hiện đại hóa Quân đội và phát triển đất nước có công nghệ tiệm cận với các nước tiên tiến hàng đầu thế giới, Viettel đã đầu tư nghiên cứu sản xuất công nghệ cao từ năm 2010. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu sản xuất của Viettel đang tập trung vào 3 lĩnh vực: Quân sự, Hạ tầng Viễn thông, Sản phẩm dân sự.
  • Đối với nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Viettel vào tháng 8/2022 về việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả CĐS quốc gia, đến nay, Viettel đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm 2 dòng chip 5G. Trong 5 năm tới, Viettel tập trung nghiên cứu phát triển Chip cho 3 ứng dụng: Hạ tầng Viễn thông (5G, 6G); Ứng dụng IoT và AI (Automotive, Healcare, AI Camera); Quân sự và hàng không vũ trụ (Chip RF Front-end công suất cao cho X-band Radar, K-band Radar).

Tham dự buổi làm việc có Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ chính trị, Phó bí thư Quân ủy TW, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các đồng chí Ủy viên BCH TW Đảng: Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên thường vụ Quân ủy TW – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Thượng tướng Nguyễn Tân Cương; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng;  Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Châu Văn Minh và lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính…

Sau khi đoàn công tác tham quan các sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu do Viettel nghiên cứu và sản xuất, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng đã báo cáo kết quả hoạt động trong lĩnh vực này.

Với mục tiêu nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao góp phần hiện đại hóa Quân đội và phát triển đất nước có công nghệ tiệm cận với các nước tiên tiến hàng đầu thế giới, Viettel đã đầu tư nghiên cứu sản xuất công nghệ cao từ năm 2010. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu sản xuất của Viettel đang tập trung vào 3 lĩnh vực: Quân sự, Hạ tầng Viễn thông, Sản phẩm dân sự.

Đối với lĩnh vực Quân sự, Viettel nghiên cứu phát triển sản phẩm có tính hệ thống, kết hợp sản phẩm/công nghệ đa ngành có thế mạnh. Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Viettel cũng cung cấp những hệ thống tác chiến trên không gian mạng và các hệ thống mô hình mô phỏng phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo.

Trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông, Viettel làm chủ toàn bộ hệ thống mạng 5G từ trạm thu phát vô tuyến, thiết bị truyền dẫn và mạng lõi. Đến nay, Viettel đã triển khai diện rộng đầy đủ các sản phẩm trong hệ sinh thái 5G (gNodeB 8T8R, Site router 100G, 5G Core NSA, OCS4.0). Hệ sinh thái của Viettel được Gartner đưa vào danh sách đánh giá sản phẩm quốc tế uy tín (mục tiêu đến 2025 vào nhóm Niche Player). Tại Hội nghị di động thế giới 2023 mới đây, Viettel đã công bố Khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open RAN.

Đối với nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Viettel vào tháng 8/2022 về việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả CĐS quốc gia, đến nay, Viettel đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm 2 dòng chip 5G. Trong 5 năm tới, Viettel tập trung nghiên cứu phát triển Chip cho 3 ứng dụng: Hạ tầng Viễn thông (5G, 6G); Ứng dụng IoT và AI (Automotive, Healcare, AI Camera); Quân sự và hàng không vũ trụ (Chip RF Front-end công suất cao cho X-band Radar, K-band Radar).

Hiện nay, Viettel đang đứng vị trí số 1 về pháp nhân Việt Nam đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp. Viettel đã được công nhận 18 sáng chế quốc tế (Mỹ), 80 sáng chế trong nước, 19 giải pháp hữu ích, 12 kiểu dáng.

Với chiến lược kết hợp  quân sự và dân sự, Viettel đã tối ưu những công nghệ, kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất, sau khi được triển khai cho quốc phòng sẽ được ứng dụng cho dân sự, tạo ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường, cạnh tranh quốc tế.

Giải pháp lưỡng dụng này vừa góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, quốc gia vừa giúp phát triển kinh tế đất nước. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đứng trong danh sách 80 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới về doanh thu, xuất khẩu được sản phẩm quốc phòng, tiến lên danh sách 60 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu vào năm 2030.

Viettel nỗ lực đóng góp vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 17/11/2022) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân dân được nâng cao. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Nguyễn Thị Thu Hương

  • Tel:0977053692
  • Email:truyenthongvht@viettel.com.vn