Contact

Chàng thủ khoa sở hữu bằng sáng chế Mỹ với giấc mơ startup

Month 04,  20/2021

Với hầu hết sinh viên theo học Đại học Bách khoa Hà Nội, việc ra trường đúng hạn hay tốt nghiệp loại Khá, Giỏi đã là thành tích rất khó chạm tới và rất đáng tự hào. Vì vậy, thông tin về một tân cử nhân đạt bằng Xuất sắc tại ngôi trường này đã khiến cộng đồng bàn luận xôn xao và vô cùng ngưỡng mộ. Nhân vật ấy là Cù Xuân Hùng, sinh năm 1994, tốt nghiệp bằng Xuất sắc, đồng thời là thủ khoa ngành Cơ khí của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cù Xuân Hùng từng "gây bão" với lời khuyên dành cho đàn em đang học Bách khoa: "Không phải mình tài giỏi hơn người khác mà là không thấy ai cùng suy nghĩ, tư tưởng thôi. Người khác họ học không giỏi, không phải họ kém mà là họ cũng có những tài năng ở lĩnh vực khác..."

Hiện tại, cựu thủ khoa đã đầu quân cho một bộ phận nghiên cứu chủ lực của Tập đoàn Viettel và cụ thể, Hùng đang là Kỹ sư điều khiển tự động, thuộc Trung tâm Kỹ thuật công nghệ - Khối 1 – Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT).

Chỉ sau thời gian ngắn ra trường, Hùng sở hữu tới 3 sáng kiến ý tưởng, sở hữu 1 sáng chế tại Mỹ và 1 công nghệ lõi. Trong đó, sáng chế "Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số" đã nhận được bằng bảo hộ độc quyền từ Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Hùng cũng là nhân viên duy nhất vinh dự được phát biểu tại buổi lễ công bố bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel diễn ra gần đây.

Hiện tại, cựu thủ khoa đã đầu quân cho một bộ phận nghiên cứu chủ lực của Tập đoàn Viettel và cụ thể, Hùng đang là Kỹ sư điều khiển tự động, thuộc Trung tâm Kỹ thuật công nghệ - Khối 1 – Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT).

Chỉ sau thời gian ngắn ra trường, Hùng sở hữu tới 3 sáng kiến ý tưởng, sở hữu 1 sáng chế tại Mỹ và 1 công nghệ lõi. Trong đó, sáng chế "Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số" đã nhận được bằng bảo hộ độc quyền từ Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Hùng cũng là nhân viên duy nhất vinh dự được phát biểu tại buổi lễ công bố bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel diễn ra gần đây.

Cù Xuân Hùng trong buổi lễ công bố bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel.

Cù Xuân Hùng chia sẻ: " Để đồng hành với công việc sáng tạo của tôi, có 2 yếu tố chính bao gồm môi trường sáng tạo và nguồn năng lượng thúc đẩy sự sáng tạo. Về môi trường, tôi rất cảm ơn ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng như ban lãnh đạo VHT vì đã tạo ra một môi trường làm việc có tính sáng tạo cực kì cao. Sáng tạo là 1 trong 8 giá trị cốt lõi của Viettel. Với tôi, sáng tạo là hoạt động tất yếu của công việc. Nguồn năng lượng cho việc sáng tạo của tôi xuất phát từ việc Việt Nam có quá ít bằng sáng chế tại nước ngoài, quá ít so với những tập đoàn lớn trên thế giới. Dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo, chúng tôi phải cố gắng bắt kịp tiến bộ của khoa học thế giới, làm chủ công nghệ, sản xuất với giá thành hợp lý. Chúng tôi thay đổi tư duy, nỗ lực để thực hiện được điều đó".

Hùng nói thêm: “Trong quá trình thực hiện nghiên cứu sáng tạo, tôi không hề có một con đường được chỉ dẫn sẵn cho mình biết đường đi nước bước, mình phải dò đá qua sông, phải áp dụng tinh thần người Viettel. Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, mỗi lần lại rút ra được 1 chút kinh nghiệm và kiến thức. Cuối cùng, từ những ý tưởng sơ khai ban đầu, tôi sẽ phác thảo lại, gọt dũa đi để ra được ý tưởng cuối cùng, đột phá và sáng tạo hơn. Sáng tạo thường bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt, chúng ta không được từ bỏ trước thất bại mà hãy sử dụng nguồn năng lượng dồi dào của tuổi trẻ để vươn tới những đỉnh cao”.

"Việc lấy bằng sáng chế hay sở hữu trí tuệ không phải để làm đẹp cho sản phẩm, mà mục tiêu của chúng tôi là đạt được sự công nhận sản phẩm Viettel ngang bằng thế giới. Đây là yêu cầu quan trọng trên con đường sản phẩm dần dần sẽ được tối ưu hoá trao đến tay người tiêu dùng. Kỹ sư VHT không tạo ra sản phẩm như một nhà phát minh, chúng tôi tạo ra sản phẩm để đóng góp cho đất nước, cho mọi người, và đóng góp một phần xây dựng Tập đoàn. Chúng tôi gọi đó là "tinh thần start up" ở VHT", Hùng khẳng định. 

Tính đến năm 2020, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) đang sở hữu 4 bằng sáng chế được Mỹ bảo hộ độc quyền bao trùm ở cả 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm:

  • Quân sự: Sáng chế về phương pháp phát hiện mục tiêu di động chậm, ứng dụng trong đài Radar cảnh giới bờ.
  • Hạ tầng viễn thông: Sáng chế về phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn, ứng dụng trong hệ thống trạm thu phát gốc 4G eNodeB và Sáng chế phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý, ứng dụng trong hệ thống OCS.
  • Dân dụng: Sáng chế về cơ cấu trợ lực cho Robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số, ứng dụng trong hệ thống mô phỏng lái xe, ngành Mô hình mô phỏng.

Công nghệ VHT và thế giới

sign up email