Tinh thần “khởi nghiệp” trong phát triển công nghệ
“Khởi nghiệp” là bắt đầu từ con số 0, hay gần như bằng 0, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Và trong dự án 5G, chúng tôi đã bắt đầu như vậy. Nếu như khi làm 4G, chúng tôi có một nền tảng phần mềm, phần cứng đủ “chín” để bắt đầu, thì với 5G chúng tôi gần như không có gì ngoài kinh nghiệm có được từ 4G. Phần cứng 5G hoàn toàn khác với phần cứng 4G, với quá nhiều cái mới (băng thông lớn, tốc độ cao, thiết kế anten mảng…). Nhưng với một tập thể dự án 5G đoàn kết, cùng triết lý “dò đá qua sông”, “đi bằng hai chân” tự làm song song với hợp tác chúng tôi đã dần chinh phục và làm nên công nghệ 5G made by Viettel.
Tham gia cộng đồng mở để đi nhanh hơn
Viettel đi sau trong nghiên cứu chế tạo 5G so với các công ty khác. Các Vendor như Huawei, Ericsson đầu tư hàng tỷ đô, hàng nghìn nhân sự nghiên cứu cho phát triển 5G. Việc tham gia cộng đồng mở để tận dụng sức mạnh từ hàng trăm công ty nhỏ, nhân sự nghiên cứu trên toàn cầu giúp cho quá trình nghiên cứu chế tạo được đẩy nhanh hơn. Viettel đã tham gia cộng đồng ORAN trong nghiên cứu phát triển 5G để tận dụng các kết quả nghiên cứu của cộng đồng đưa vào sản phẩm của mình cũng như tiên phong đóng góp các kết quả nghiên cứu với thế giới.
Chủ động linh hoạt trong cách làm, hướng tới mục tiêu kết quả công việc
Đơn vị xác định các mục tiêu cao là nhân tố thúc đẩy những cách làm đột phát. Không lùi bước trước nhiệm vụ khó, sẵn sàng đối mặt và hoàn thành nhiệm vụ.
+ Hệ thống 5G được nghiên cứu phát triển khi công cụ đo, phương tiên đo còn hạn chế. Vận dụng sản phẩm 4G nghiên cứu trước đó làm công cụ, phương tiện song song quá trình đầu tư thiết bị đo hướng tới rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, sớm đưa vào thử nghiệm trong thực tế để phát hiện và khắc phục lỗi, rút ngắn quá trình phát triển trong Lab.
+ Tận dụng quá trình thử nghiệm 5G của VTNET với các thiết bị của đối tác là tham chiếu tốt cho quá trình phát triển sản phẩm, chủ động đưa ra các thay đổi về thiết kế chế tạo cho phù hợp với triển khai.
Chia nhóm nhỏ, giao quyền cho các nhóm chủ động trong mảng việc của mình:
Với một hệ thống phức tạp như sản phẩm 5G, trưởng dự án và các trưởng nhóm thực hiện hội thảo và phản biện để đưa ra thiết kế hệ thống cho sản phẩm. Sau đó thực hiện chia thành các nhóm nhỏ về mặt chuyên môn phụ trách theo từng module. Các nhóm có quyền chủ động trong lĩnh vực chuyên môn mà nhóm chịu trách nhiệm đảm bảo input, output và hiệu năng theo thiết kế hệ thống. Điều này tạo ra sự chủ động, linh hoạt sáng tạo phát triển, các kỹ sư trẻ có cơ hội để phát huy hết tính sáng tạo trong từng module mà mình phụ trách, coi đó như là sản phẩm con đẻ của mình nằm trong tổng thể của một sản phẩm lớn.
Quyết liệt trong điều hành, làm tới cùng:
Để có thể ra sản phẩm tốt, đáp ứng tiến độ triển khai, Trung tâm VTBR coi việc quyết liệt trong hành động, điều hành, làm tới cùng là yếu tố quyết định. Vì vậy, trong toàn trung tâm thống nhất cách làm là giao việc rất cụ thể phân nhỏ việc có thời hạn tối đa 1 tuần, có đầu ra, đầu vào chi tiết đến từng cá nhân. Khi có vướng mắc khó khăn, kịp thời bổ sung người hỗ trợ cùng nghiên cứu, hội thảo để các công việc kịp tiến độ. Bên cạnh đó, các đề tài dự án đều có kế hoạch chi tiết và phê duyệt ban TGĐ TCT thể hiện sự cam kết của toàn bộ các thành viên trung tâm trong việc bám theo mục tiêu, theo kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ.
TT VTBR với thông điệp "Khởi nghiệp – Cộng đồng mở - Quyết liệt – Bám mục tiêu" trong phát triển 5G.