Liên hệ

BXH “giá trị nhận thức về tính bền vững toàn cầu”: Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất xuất hiện cùng các tên tuổi

Tháng 03,  23/2023

Vừa qua, Brand Finance và IAA (Hiệp hội Quảng cáo quốc tế) công bố báo cáo đầu tiên về chỉ số nhận thức về tính bền vững của 500 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Theo báo cáo, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) xếp hạng thứ 137 trên thế giới và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm vào trong danh sách này. Trong các doanh nghiệp Viễn thông toàn cầu, Viettel đứng số 1 ở Châu Á và đứng thứ thứ 14 trên toàn cầu. Theo tính toán của Brand Finance, giá trị nhận thức về tính bền vững của Viettel đạt 1.05 tỷ USD.

Với bảng xếp hạng này, đây là lần đầu tiên, các thương hiệu có thể nhìn thấy giá trị tài chính gắn liền với danh tiếng về hoạt động bền vững.

Trong các phân tích về đánh giá mức độ bền vững của thương hiệu, Brand Finance đưa ra khái niệm về “điểm nhận thức về tính bền vững”. Điểm này loại bỏ tác động của doanh thu để xem thương hiệu nào mà người tiêu dùng nghĩ là cam kết bền vững nhất. Trong hạng mục viễn thông, Viettel có điểm nhận thức về tính bền vững cao hơn những ông lớn như Verizon, Deutsche Telekom, China Mobile… xếp thứ 2 thế giới và cao nhất Châu Á với 5.31 điểm.

Báo cáo cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến việc thay đổi nhận thức người tiêu dùng đối với thương hiệu. Bền vững ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi lựa chọn thương hiệu và kết quả là nhận thức về tính bền vững có tác động đáng kể đến việc định giá thương hiệu. Kỳ vọng của người tiêu dùng từ “không gây hại” chuyển sang “phải tạo ra tác động tích cực”.

Năm 2021, Viettel tuyên bố tái định vị thương hiệu với cam kết tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn “Sáng tạo vì con người” với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”. Mục tiêu Viettel đặt ra trong giai đoạn phát triển thứ tư của mình là xây dựng chính phủ số để người dân được phục vụ tốt hơn; kinh tế số để người dân giàu có hơn; an ninh mạng để người dân an toàn hơn; xã hội số để người dân hạnh phúc hơn.

Như một lời cam kết về phát triển bền vững, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2023, Viettel cũng đã gửi đi thông điệp đến thế giới “Technology with heart – Công nghệ từ trái tim”, đề cập đến việc phổ cập công nghệ, mang cơ hội sử dụng công nghệ tới mọi người, phát triển công nghệ một cách có ý thức hướng tới việc tạo ra giá trị, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng và thế giới.

  1. Nhận thức về tính bền vững – theo báo cáo Phát triển bền vững của Brand Finance – Sustainability Perceptions Index 2023
  • Người tiêu dùng khá tin tưởng vào hoạt động truyền thông liên quan đến tính bền vững của các thương hiệu (62% tin tưởng vào những tuyên bố về tính bền vững của các thương hiệu, 79% người tiêu dùng đã giảm việc sử dụng một thương hiệu khi họ phát hiện ra rằng thương hiệu đó đang hoạt động không bền vững). Điều này cho thấy các thương hiệu cần phải truyền thông một cách rõ ràng, chân thực và chính xác nhất các tuyên bố về tính bền vững của thương hiệu.
  • Đưa tính bền vững vào cốt lõi của chiến lược kinh doanh và tham gia vào quá trình khử carbon không chỉ có giá trị đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đối với cuộc sống của con người, có tác động tích cực đối với giá trị thương hiệu, giúp thu hút, giữ chân người lao động, đối tác và khách hàng.
  1. Thông tin về bảng xếp hạng:
  • Lần đầu tiên, các thương hiệu có thể nhìn thấy giá trị tài chính gắn liền với danh tiếng về hoạt động bền vững.
  • Trong các phân tích về đánh giá mức độ bền vững của thương hiệu, Brand Finance đưa ra khái niệm về “Điểm nhận thức về tính bền vững”. Điểm này loại bỏ tác động của doanh thu để xem thương hiệu nào mà người tiêu dùng nghĩ là cam kết bền vững nhất. 
  • Ngành ngân hàng có nhiều thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng nhất (69 thương hiệu), tiếp theo là ngành viễn thông với 40 thương hiệu với giá trị nhận thức về tính bền vững đạt 52,7 tỷ USD, chiếm 9% tổng giá trị.
  • Mỹ là quốc gia có nhiều thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng nhất 182 thương hiệu
  1. Phương pháp xác định Giá trị nhận thức về tính bền vững:
  • Phương thức định giá tỷ lệ Giá trị thương hiệu được phân bổ cho Nhận thức bền vững:

picture1

 

Giá trị thương hiệu

x

Điểm thúc đẩy tính bền vững (%)

 

x

Điểm nhận thức về tính bền vững

 

=

Giá trị nhận thức về tính  bền vững

  • Điểm thúc đẩy tính bền vững: Được xác định bằng việc sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá tầm quan trọng của tính bền vững trong ngành. Điểm này cho thấy tầm quan trọng của tính bền vững đối với người tiêu dùng trong một ngành cụ thể
  • Telecoms 8.7%, Bảo hiểm 8.0%, Dầu&Gas: 8.0%, Ngân hàng 6.8%, Siêu thị 12.6%, Media 10.1%, đồ uống 13.7%.....

picture2

  • Điểm nhận thức về tính bền vững: được tính bằng việc sử dụng dữ liệu Giám sát giá trị thương hiệu toàn cầu mới nhất của Finance - cho thấy người tiêu dùng cảm nhận về tính bền vững của thương hiệu như thế nào (loại bỏ tác động về doanh thu)
  • Để xác định được điều này, một loạt các câu hỏi khảo sát liên quan đến việc cảm nhận về tính bền vững của thương hiệu được đặt ra, ví dụ như: Theo bạn, thương hiệu  đang nỗ lực thế nào để bảo vệ môi trường và hỗ trợ cho các cộng đồng và phát triển xã hội? Người trả lời sẽ được chọn 5 đáp án tương ứng với số điểm như sau: Nhà lãnh đạo bền vững (10), có thực hiện các hành động (5), có nỗ lực nhưng vẫn có thể làm nhiều hơn thế (2), có làm nhưng ít nỗ lực (1), không nỗ lực để trở thành doanh nghiệp bền vững (0). Giá trị trung bình của các điểm số này sẽ dùng để đánh giá mức độ bền vững của quốc gia (tối đa 10 điểm).

    Điểm này sau đó được kết hợp với doanh thu để tạo thành điểm nhận thức về tính bền vững. Điểm này có thể được coi là một chỉ số KPI để quản lý về nhận thức tính bền vững trong dài hạn.

    Dưới đây là 1 ví dụ về cách tính Giá trị nhận thức về tính  bền vững của một thương hiệu trong ngành bảo hiểm

picture3

Công nghệ VHT và thế giới

sign up email